Nhiều tỉnh, thành tại nước ta những tháng gần đây liên tục bùng phát dịch cúm gia cầm. Kết quả phân tích các mẫu bệnh phẩm của ngành thú y cho thấy, đa phần đàn gia cầm, thủy cầm nhiễm virus biến chúng mới H5N8, hiện chưa có vacxin được cấp phép lưu hành chính thức tại Việt Nam.
Do đó, việc nhập khẩu và cấp phép lưu hành các loại vacxin cúm gia cầm thế hệ mới có khả năng bảo hộ cao với chủng virus cúm A/H5N8 là yêu cầu, đòi hỏi cấp bách từ nền chăn nuôi nước nhà.
Đồng hành kịp thời, hiệu quả với người chăn nuôi gia cầm trong nước, Công ty Cổ phần Kinh doanh thuốc thú y Amavet đã tiên phong nhập khẩu vacxin cúm gia cầm H5 thế hệ mới do CBM sản xuất về Việt Nam.
Sau khi trải qua đầy đủ quy trình nhập khẩu, xét nghiệm, phân tích khảo nghiệm và công cường độc theo Luật Thú y và các quy định hiện hành, kết quả cho thấy, các lô gà tiêm phòng vacxin cúm gia cầm H5 do Amavet nhập khẩu đều có hiệu lực bảo hộ cao, chống lại được các nhánh virus cúm gia cầm như: H5N8 clade 2.3.4.4b; H5N6 clade 2.3.4.4h1; H5N6 clade 2.3.4.4h2; H5N6 clade 2.3.4.4h3; H5N1 clade 2.3.2.1c.
Bên cạnh sử dụng các chủng virus cúm gia cầm mới xuất hiện như H5N8, H5N6, thử nghiệm vacxin H5 còn khẳng định hiệu quả cao trên chủng virus đã lưu hành tại Việt Nam trong thời gian trước là subtype H5N1. Virus sử dụng trong thử nghiệm thuộc clade 2.3.2.1c phân lập từ ổ dịch năm 2019 (A/ck/VN/NgheAn/NCVD-19A31/2019/H5N1).
Kết quả theo dõi sau công cường độc cho thấy, nhóm gà tiêm vacxin H5 đều không bị nhiễm bệnh, không có triệu chứng lâm sàng, không có gà chết sau khi được gây nhiễm bằng virus H5N1 clade 2.3.2.1c.
Trong khi đó, nhóm gà đối chứng chết 100% sau 5 ngày gây nhiễm bằng virus cùng loại. Như vậy, khi thử thách cường độc với virus H5N1 clade 2.3.2.1c, vacxin H5 đạt chỉ tiêu cao nhất về hiệu lực bảo hộ lâm sàng.
Khi sử dụng thử nghiệm vacxin H5 với liệu trình 1 mũi ở gà 3 tuần tuổi, một lần nữa cho thấy sản phẩm của Guangzhou South China Biological Medicine Co., LTD (CBM) sản xuất đều đáp ứng miễn dịch với hiệu giá kháng thể đạt 5.2 log2 với kháng nguyên H5N6 clade 2.3.4.4h1.
Đặc biệt, kiểm tra virus bài thải trong dịch ngoáy hầu họng tại thời điểm 10 ngày sau khi gây nhiễm cho thấy, không con gà nào bài thải virus (Ct > 35). Trong khi gà đối chứng bài thải rất nhiều. Như vậy, có thể khẳng định vacxin H5 có tác dụng rất rõ trong việc giảm lượng virus bài thải khi so sánh giữa gà được tiêm phòng và gà không được tiêm.